Bé cắn ti khi bú mẹ – mẹ cần phải làm gì?

Mẹ có thể nghe ai đó nói rằng vào giai đoạn mọc răng, con rất thích cắn, thậm chí nhiều mẹ sẽ phải ngừng cho con bú. Vì mẹ không biết làm gì mỗi khi con cắn, lúc đó chắc hẳn mẹ rất đau và chẳng nghĩ ngợi được điều gì. Tuy nhiên,  thực tế là khi bé đang bú mẹ đúng cách thì bé không thể cắn ti mẹ được. Vì lúc này lưỡi của bé đang che che nướu và răng dưới. Vậy tại sao bé cắn ti khi bú mẹ, và mẹ cần phải làm gì trong tình huống này? Mẹ Sóc Bông sẽ mách cho mẹ nhé!

Bình thường, nếu bé không chủ động bú, thì rất có thể lúc đó bé sẽ cắn ti mẹ. Thường điều này sẽ xảy ra vào đầu hoặc cuối cữ bú nếu gặp các nguyên nhân dưới đây: 

  • Sữa mẹ chưa kịp về, hoặc xuống chậm ở một bên ngực mà mẹ chưa kịp đổi bên.
  • Bé cần thu hút sự chú ý của mẹ (ở với những bé lớn tháng).
  • Bé đã bú đủ sữa, lúc này bé đang đùa nghịch, chơi với vú mẹ.
  • Bé đang trong giai đoạn mọc răng, nướu bé bị đau.
bé cắn ti khi bú mẹ, mẹ cần dứt khoát, tách vú ra khỏi miệng con

    Bé mọc răng có thể khiến bé cắn ti mẹ

    Khi trẻ mọc răng, nướu của bé có thể ngứa, đau, điều này khiến bé rất khó chịu. Giai đoạn này bé sẽ cắn, nhai nhiều thứ trong tầm với. Thậm chí bé cắn khi bú mẹ cũng là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Vậy Mẹ Sóc Bông gợi ý cho mẹ cách giúp bé dễ chịu hơn trong giai đoạn này: 

    Cho bé nhai thứ gì đó cứng và lạnh trước khi bú. Điều này có thể làm bé bớt khó chịu. 

    • Mẹ có thể cho con sử dụng gặm nướu (được làm mát trong tủ lạnh). Hoặc dùng khăn tay bọc đá viên để mát xa, xoa dịu nướu của bé. Độ lạnh giúp nướu của con dễ chịu, hạn chế tình trạng sưng đỏ. Mẹ làm điều này trước khi bú, và sau cữ bú để con được thỏa mãn, giải tỏa sự khó chịu khi mọc răng.
    • Nếu bé bị đau nhiều, khiến cho bé không muốn bú mẹ, quấy khóc. Mẹ cần hỏi ý kiến của bác sĩ để giúp bé giảm đau.
    • Khi răng của bé mới mọc, bé thường cà răng vào quầng vú của mẹ, kể cả bé không cắn thì điều này cũng khiến mẹ đau, vì ngực mẹ khá nhạy cảm. Mẹ cần hướng dẫn lại cho con với khớp ngậm đúng lại từ đầu. 
    • Khi cho con bú, nên cố gắng giữ bé ở tư thế thoải mái, cố định chắc chắn. Mẹ cần đảm bảo miệng bé khi bú phải rộng. Cằm của bé tì vào ngực mẹ. 
    • Mẹ thay đổi các tư thế, vị trí khác nhau, để tránh bé cắn vào vị trí cũ. 

    Khi răng bé đã mọc ổn định rồi, thì con sẽ thoải mái hơn, dẫn đến việc bú sẽ trở lại bình thường.

    Sử dụng gặm nướu giúp con đỡ ngứa lợi. Giảm thiểu tình trạng cắn ti khu bú mẹ.

      Bé thiếu kiên nhẫn

      Một số trẻ cắn vì sữa không về đủ nhanh. Điều này có thể xảy ra khi bắt đầu cho bú hoặc sau đó khi sữa chảy chậm lại. Khi đó bé cắn vì muốn bú thêm sữa. 

      Nên khi bắt đầu cữ bú, mẹ có thể kích thích mát xa, để phản xạ xuống sữa xuống, giúp bé bắt đầu bú sẽ nhanh có sữa luôn.

      Bé bú được 1 lúc, mẹ kiểm tra thấy con chậm nuốt sữa, mẹ cần chủ động đổi bên ngực cho bé. 

        Em bé bị mất tập trung hoặc không muốn bú

        Một số trẻ cắn ti vào cuối cữ bú khi đã bú no và lúc này con muốn chơi đùa với mẹ. Khi phản ứng của mẹ khi bé cắn làm bé càng thích thú. Bé cho rằng đây là hành động thú vị, mẹ cũng thích điều đó.   

        Nếu bé không muốn bú hoặc ngọ nguậy và không chịu nằm yên mất tập trung bú, mẹ có thể chờ đợi con đói rồi cho bú, hoặc tìm nơi yên tĩnh giúp bé bú tập trung

          Bé cắn để được mẹ chú ý

          Một số trẻ lớn, bé cần sự chú ý của mẹ. Khi mẹ xao nhãng, bé sẽ cắn mẹ để thu hút sự quan tâm từ mẹ. Vậy nên, mẹ hãy quan sát bé khi bú, điều này cũng giúp mẹ nhận ra sớm biểu hiện trước khi bé cắn để phòng tránh. 

            Bé đang có gì đó trong miệng

            Các bé trong giai đoạn biết bò, hay biết đi rất hay cho mọi thứ vào miệng. Khi bé ngậm thứ gì đó trong miệng rồi bú mẹ, bé có thể cắn ti mẹ để cố gắng đẩy thứ đó ra, hay cố bám vào ngực mẹ. Vậy nên mẹ kiểm tra miệng con trước khi cho bú.

            Phải làm gì nếu bé cắn khi bú mẹ?

            Khi bé cắn ti mẹ, chắc chắn sẽ rất đau, thậm chí nhiều mẹ có phản ứng hoảng hốt, la hét rất lớn! Điều này khiến cho bé sợ hãi, có bé thậm chí bỏ bú vì sợ, nhưng có những bé lại thấy thích thú tưởng vậy là vui và bé sẽ tiếp tục cắn để thấy mẹ như vậy. Vậy Mẹ Sóc Bông lưu ý với mẹ rằng, khi bé cắn hãy cố gắng điềm tĩnh nhất có thể. Nhưng hãy nhìn con, nói rõ ràng, với thái độ cương quyết. “Không được! Mẹ đau”. Sau đó ngay lập tức tách miệng bé khỏi bú mẹ, dừng cữ bú ở đó.

            Mẹ đừng đột ngột giật vú ra, vì lúc này bé đang ngậm chặt vú mẹ. Nên lúc này bé rất dễ dùng răng nghiến, hoặc cắn tiếp. Mẹ hãy dùng ngón tay luồn nhẹ và khóe miệng con, và đẩy đầu ti ra một cách dứt khoát.

            Điều trị núm vú bị đau 

            Nếu đầu ti mẹ bị nứt khi bé cắn, mẹ nên vệ sinh sạch sẽ. Mẹ bôi kem trị nứt đầu ti để nhanh dịu vết cắn. Để ngực khô thoáng, tránh mặc áo ngực chật, nóng bí, ẩm ướt, sẽ khiến vết thương thêm tệ hơn.

            Cuối cùng, Mẹ Sóc Bông khẳng định với mẹ rằng, tình trạng bé cắn ti khi bú mẹ chỉ là tạm thời. Giai đoạn này sẽ qua, mẹ cứ yên tâm, hãy thử những mẹo mà tôi đưa ra ở bài viết, chắc chắn sẽ hữu ích cho mẹ.

            1 bình luận trong “Bé cắn ti khi bú mẹ – mẹ cần phải làm gì?”

            1. Pingback: Mẹo trị nứt đầu ti hiệu quả từ Mẹ Sóc Bông

            Để lại một bình luận

            Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

            Mục lục
            Lên đầu trang